Hollywood đổ xô làm phim về nữ hoàng Cleopatra, Angelina Jolie, Gal Gadot, Zendaya được nhắm đến
Mới đây, Puka gây chú ý khi xuất hiện tại sự kiện giới thiệu phim điện ảnh Nụ hôn bạc tỷ của vợ chồng Thu Trang - Tiến Luật. Đồng hành cùng nữ diễn viên quê Đồng Tháp còn có chồng là Gin Tuấn Kiệt. Cả hai diện áo dài đồng điệu, không ngại thể hiện tình cảm trước truyền thông. Dù đang mang bầu nhưng Puka được khen ngợi khi vẫn giữ vẻ ngoài rạng rỡ, xinh đẹp trong lần xuất hiện này. Chia sẻ với Thanh Niên, Puka kể cô với vợ chồng Thu Trang - Tiến Luật có mối quan hệ thân thiết, thường kết hợp ăn ý trên sân khấu nên khi đồng nghiệp có dự án mới, bản thân sẵn sàng ủng hộ. “Thêm nữa, mối quan hệ của chồng tôi với anh chị cũng khá thân. Từ lúc quay Gia đình là số một, anh ấy hay gọi chị Trang và anh Luật là ba mẹ như trong phim. Thậm chí với những dự án đóng chung với anh chị, cát sê sao cũng được miễn chúng tôi vui vẻ với nhau”, cô nói. Hồi tháng 11.2024, trong dịp kỷ niệm một năm ngày cưới, Puka vui mừng thông báo mang thai con đầu lòng. Nữ diễn viên chia sẻ bản thân phấn khởi khi chuẩn bị làm mẹ. Tuy nhiên, ở vai trò mới, người đẹp 8X cũng không tránh khỏi những lo lắng, áp lực. “Cuộc sống tôi thay đổi nhiều sau khi lấy chồng và mang thai. Tôi là người yêu công việc, lúc nào cũng ở bên ngoài để đi làm, thỉnh thoảng chỉ cần nghỉ 2 - 3 ngày là đã nhiều rồi. Bây giờ tôi nghỉ mấy tháng trời nên ban đầu tôi chưa quen. Lúc đó tôi cảm thấy rất buồn. Khi nhìn mọi người được hăng say làm việc, tôi cũng muốn được đi ra ngoài. Nhưng từ từ mọi thứ cũng quen dần. Quá trình này mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm mới và tôi cảm thấy rất thú vị”, Puka chia sẻ. Puka nói thêm việc mang thai không ảnh hưởng nhiều đến lịch trình vì nằm trong kế hoạch của cả hai vợ chồng. Giai đoạn này, nữ diễn viên cũng cố gắng sắp xếp để tham gia một số dự án series tết vốn đã gắn với mình ở những năm trước để vơi nỗi nhớ nghề. “Khi tôi đến phim trường, mọi người cưng đến mức tôi ngại luôn”, cô chia sẻ. Trong giai đoạn Puka mang bầu, Gin Tuấn Kiệt có những bước tiến mới khi tham gia Anh trai “say hi”. Nữ diễn viên nói cô vui khi trở thành hậu phương vững chắc để người bạn đời an tâm đi làm. “Tôi thấy hạnh phúc vì điều đó. Tôi không sợ, cũng không e ngại nếu bị đặt lên so sánh với sự nghiệp của chồng. Bởi tôi quan niệm mỗi người đều có công việc riêng, ở những lĩnh vực riêng. Trong quãng thời gian này, tôi thực hiện một thiên chức khác thiêng liêng không kém. Nhờ nghĩ như vậy nên tôi thấy mình cũng có một phần quan trọng trong gia đình và không có gì phải buồn cả”, sao phim Sắc đẹp dối trá bộc bạch. Về kế hoạch đón năm mới, Puka cho hay: “Tết 2025 của tôi cũng sẽ như những cái tết khác nhưng chắc chắn phải ở nhà nhiều hơn. Trước đây, tôi dành thời gian thăm gia đình, bạn bè, đi du lịch… Còn đợt này tôi chọn ở nhà chăm chút sức khỏe để chuẩn bị đón thêm thành viên mới”.BAC A BANK nhận giải Top 5 Ngân hàng giao dịch ngoại hối lớn tại Việt Nam
Ngày 4.2, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức lễ ký kết bàn giao và tiếp nhận Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 giữa Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long tham dự.Bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 4.2.2005, sau hơn 20 năm khai thác, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã kết thúc thời hạn vận hành theo quy định tại hợp đồng BOT để chuyển giao cho phía Việt Nam. Trong đó, EVN là đơn vị đại diện tiếp nhận để tiếp tục vận hành, khai thác.Theo Bộ Công thương, từ khi đi vào vận hành đến nay, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đã cung cấp hơn 90 tỉ kWh lên lưới điện quốc gia, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh, thành phía nam nói chung.Sau khi được EVN tiếp nhận, dự kiến mỗi năm nhà máy này sản xuất, đóng góp khoảng 4,6 tỉ kWh điện năng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và ổn định hệ thống điện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.Trước đó, vào lúc 0 giờ 00 ngày 4.2, Công ty EPS (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP) đã chính thức tiếp quản công tác vận hành bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 theo hợp đồng dịch vụ cho EVN.Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 là dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép thông qua đấu thầu quốc tế và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà đầu tư nước ngoài.Dự án được thành lập từ một tổ hợp các tập đoàn thương mại và năng lượng, gồm: EDF (Pháp), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), JERA (Nhật Bản), được vận hành bởi Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông.Nhà máy nằm trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng công suất 715 MW với công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp.Ở thời điểm đầu tư, dự án có tổng vốn 400 triệu USD, trong đó 25% vốn được tài trợ từ các cổ đông và 75% vốn được tài trợ bởi các ngân hàng và định chế tài chính như: Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Xúc tiến và tham gia hợp tác kinh tế (PROPARCO).Theo lãnh đạo EVN, với vị trí xây dựng mang tính chiến lược cho lưới điện quốc gia, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các tỉnh phía nam xét trên cả khía cạnh công suất và điện năng.
Tình bạn giữa Thiền sư Thích Nhất Hạnh và mục sư Martin Luther King Jr.
Ngày 18.2, tại Văn phòng UBND tỉnh Bình Định, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã làm việc với Tập đoàn Syre (Thụy Điển) về việc hợp tác đầu tư.Tại buổi làm việc, ông Tim King, Giám đốc vận hành cấp cao Tập đoàn Syre, cho biết Syre là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tái chế dệt may, với mục tiêu giảm phát thải carbon và rác thải trong ngành dệt bằng cách tái chế Polyester quy mô lớn. Syre có kế hoạch xây dựng 12 nhà máy toàn cầu vào năm 2032, sản xuất 3 triệu tấn Polyester tái chế, giúp giảm 15 triệu tấn Co2 hằng năm. Theo ông Tim King, Tập đoàn Syre dự định đầu tư tại Bình Định một nhà máy tổ hợp sản xuất tái chế sợi Polyester với diện tích 10 ha, tổng vốn đầu tư từ 700 triệu đến hơn 1 tỉ USD. Nhà máy này sẽ tạo việc làm, phát triển hệ sinh thái quản lý rác thải và tăng cường hoạt động vận chuyển, phân loại dệt may.Ông Phạm Anh Tuấn hoan nghênh dự định của Tập đoàn Syre về mong muốn lựa chọn Bình Định làm địa điểm đầu tư xây dựng nhà máy. Theo ông Tuấn, tỉnh Bình Định đang rất quan tâm và ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất mang tính bền vững và tuần hoàn. Do vậy, việc Tập đoàn Syre dự kiến đầu tư nhà máy tái chế rác thải dệt may tại Bình Định vào thời điểm này là phù hợp với mục tiêu phát triển xanh và bền vững của tỉnh. Đồng thời, Bình Định có những điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Syre đầu tư, phát triển trong khu vực và toàn cầu."Tập đoàn Syre phải đảm bảo các quy định về xử lý, tái chế rác thải dệt may và các chủ trương, chính sách của Chính phủ Việt Nam đang hướng tới như: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải", ông Tuấn đề nghị.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, nhìn nhận khối ngành thiết kế - mỹ thuật - kiến trúc là khối ngành có sự tác động rất lớn của công nghệ. "Trước đây, để trúng tuyển và học các ngành này, sinh viên phải có điểm năng khiếu vẽ. Tuy nhiên những năm gần đây, sự bùng nổ của AI đã hỗ trợ rất nhiều đối với sinh viên và những người làm việc trong lĩnh vực thiết kế, kiến trúc, mỹ thuật... Có năng khiếu vẽ và vẽ đẹp chỉ là thuận lợi ban đầu. Yếu tố tiên quyết vẫn là tư duy về thẩm mỹ. Khi có tư duy thẩm mỹ, chúng ta có thể ứng dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ để có thể tạo nên những bản vẽ đẹp và chính xác" - tiến sĩ Hải cho biết.Theo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Phúc, cố vấn khoa Kiến trúc mỹ thuật Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Phó chủ tịch Hội thiết kế TP.HCM VDAS, trường không đòi hỏi nặng về năng khiếu và trong chương trình đào tạo trường có các học phần trang bị cho người học các kỹ năng này. Quan điểm đào tạo của nhiều trường đào tạo kiến trúc ở Việt Nam vẫn cho rằng năng khiếu là yếu tố then chốt nhưng khi có đam mê, nhẫn nại, cần cù thì hạn chế về năng khiếu không phải là rào cản cho sự thành công, đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay.